Trầm cảm sau sinh: không nên xem nhẹ

Thống kê cho thấy tại Việt Nam, có tới 20% chị em mắc trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh là một bệnh nguy hiểm dạng trầm cảm xuất hiện ở phụ nữ sau khi sinh con. Các dấu hiệu của nó có thể xuất hiện rất sớm sau sinh, và kéo dài cả năm trời, gây ra nhiều hệ lụy. Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau!

Trầm cảm sau sinh, một vấn đề nghiêm trọng

Chắc hẳn chị em không còn xa lạ với tình trạng trầm cảm sau sinh, một vấn đề nhức nhối hiện nay. Một người mẹ sau khi sinh con rất dễ rơi vào trầm cảm, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, sụt cân, căng thẳng, hoảng hốt, có những suy nghĩ hoang tưởng. Khi đã bị trầm cảm sau sinh, rất khó để người mẹ có đủ tâm trí chăm sóc cho bé và gia đình được tốt.

Đặc biệt khi trầm cảm nặng, tư tưởng, suy nghĩ của người mẹ không được lạc quan, dễ dẫn đến các hành vi gây hại đến bản thân mình, thậm chí tự tử, hoặc gây hại đến tính mạng của em bé. Ngoài thực tế có rất nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra khi người mẹ bị trầm cảm sau sinh.

 

Nguyên nhân và dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Hiện nay, chưa nghiên cứu nào chỉ ra rõ ràng nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh một cách chính xác. Tuy nhiên, trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện do rất nhiều yếu tố tác động như:

– Những thay đổi về nội tiết tố, xã hội, tâm lý, thể chất…

– Mắc một số căn bệnh như bệnh nhược giác hoặc thiếu vitamin B12…

– Gặp phải tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

– Gặp phải các vấn đề như làm mẹ đơn thân, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, sinh con bị dị tật, sinh con ở tuổi vị thành niên, không được gia đình giúp đỡ hay chăm sóc, nhất là người chồng…

Dấu hiệu nhận biết chung của bệnh là tâm trạng buồn chán, lo âu, thất vọng, ăn ngủ bất thường, tự ti với bản thân, kém tập trung chú ý, cảm thấy không có đủ năng lực để nuôi con hay chăm con… Tất cả dẫn tới những ý định xấu là gây hại cho bản thân hoặc cho em bé.

 

Điều trị trầm cảm sau sinh

Để điều trị trầm cảm sau sinh, cần có sự phối hợp thuốc điều trị và tư vấn tâm lý. Vì chị em phải cho con bú, mà nhiều thuốc điều trị lại làm ảnh hưởng đến sữa mẹ, nên điều trị tâm lý được cho là quan trọng nhất. Trường hợp bệnh nặng, buộc phải cho em bé cai sữa để điều trị bằng thuốc trầm cảm cho người mẹ.

Trong quá trình điều trị căn bệnh này, người chồng và người thân trong nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người mẹ cần có sự chia sẻ, động viện và cảm thông của người chồng trong cả tinh thần, lẫn hỗ trợ làm việc nhà, chăm con. Ngoài ra trong khi điều trị, bệnh nhân cần làm theo đúng phác đồ chữa bệnh, theo dõi và báo lại ngay với chuyên gia phát hiện có gì bất thường.

 

Trầm cảm sau sinh: làm sao để phòng tránh?

Để phòng tránh căn bệnh trầm cảm sau sinh, người phụ nữ trước khi mang thai cần tìm hiểu kiến thức về tiền sản và tiền hôn nhân, cũng như các kiến thức về chăm sóc sức khỏe tinh thần. Khi mang thai, chị em hãy tạo cho mình tinh thần thoải mái, không gây áp lực hoặc stress cho chính mình. Khi có tâm sự hay áp lực, tốt nhất hãy chia sẻ cho chồng, gia đình và bạn bè để được trợ giúp. Chị em không nên giấu kín các khó khăn đang gặp phải.

Theo các chuyên gia, triệu chứng trầm cảm sau sinh giai đoạn đầu không có biểu hiện rầm rộ hay rõ rệt. vì thế chúng thường bị bỏ qua, không phát hiện bệnh được sớm để điều trị đúng lúc. Đến giai đoạn nặng, khi người mẹ đã có các hành động gây hại cho mình và em bé thì bệnh mới phát hiện mắc bệnh. Quá trình điều trị lúc này sẽ khó khăn hơn nhiều. Đó là lý do chị em không nên chủ quan với bệnh.

Qua bài viết trên, hy vọng chị em sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh trầm cảm sau sinh. Đề phòng và giải quyết triệt để căn bệnh là cách giúp chị em vượt qua, để có được một cuộc sống hạnh phúc!