Đường huyết tăng cao có thể gây mệt mỏi

Sự mất cân bằng đường huyết do Insulin hoạt động kém hiệu quả khiến cho lượng đường trong máu tăng. Điều này là người bệnh tiểu đường cảm thấy mệt mỏi thường xuyên. Đây là một vấn đề sức khỏe cần được lưu ý.

Tình trạng mệt mỏi do đường huyết tăng

Cho dù là tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường tuýp 2 thì người bệnh cũng thường xuất hiện triệu chứng như buồn nôn, đói, đi tiểu, khát nước, mệt mỏi, chóng mặt… Tuy nhiên mệt mỏi lại là một triệu chứng không đặc hiệu.

Cơ thể sẽ cố gắng tạo đủ lượng Insulin nếu thấy lượng đường trong máu tăng cao đột biến. Insulin tiết ra có tác dụng cân bằng đường huyết. Nhưng nếu cơ chế này không hoạt động như bình thường thì thì buộc cơ thể phải tạo ra năng lượng cần thiết bằng chất béo. Vì thế người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, dù đã ăn uống đầy đủ và thường xuyên tập thể dục.

Các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám nếu thấy mệt mỏi nhiều hơn 2 tuần. Triệu chứng này cho thấy việc điều trị của bệnh nhân tiểu đường ở thời điểm này không còn hiệu quả. Trong khi đó đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát mệt mỏi là rất quan trọng.

 

Cách xác định tăng đường huyết

Có nhiều tình trạng khác nhau dẫn đến dấu hiệu mệt mỏi, nên chỉ dựa vào đó thì không thể xác định được bạn có đang bị tăng đường huyết một cách đột biến hay không. Các chuyên gia khuyên bạn nên đo đường huyết mỗi ngày để phát hiện kịp thời nếu đột ngột thay đổi đường huyết trong máu.

Việc tăng đường huyết có nguyên nhân phổ biến là cơ thể sản xuất insulin không đúng cách. Căng thẳng kinh niên, không tập thể dục, ăn quá nhiều, Insulin không hoạt động hiệu quả hoặc tế bào không nhận Insulin… đều có thể gây ra tình trạng đó. Một số yếu tố nguy cơ khác có thể xem xét như tiền sử hút thuốc, tuổi tác, cân nặng, mức huyết áp và nồng độ cholesterol máu.

Đối với người bình thường, sau bữa ăn xuất hiện tình trạng mệt mỏi hoàn toàn có thể do đường huyết tăng. Vì thế nếu thấy dấu hiệu trên xảy ra, cách tốt nhất là bạn hãy thăm khám bác sĩ để được kiểm tra lượng đường trong máu.

Làm sao để ngăn ngừa tình trạng tăng đột biến đường huyết?

Trong máu tăng đột biến đường huyết sẽ khiến bạn mệt mỏi. Vậy làm sao để ngăn ngừa tình trạng này? Bạn có thể làm theo những gợi ý sau:

Chế độ ăn uống cân bằng

Trong chế độ ăn uống, bạn nên cố gắng cân bằng các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất bột đường… Cách làm này sẽ giúp giảm tình trạng tăng đột biến đường huyết. Trong việc giúp cơ thể phân hủy thức ăn và giúp Insulin hoạt động tốt, chất lượng và số lượng thực phẩm ăn hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng. Để giúp đường trong máu tăng một cách ổn định, bạn hãy lựa chọn những thực phẩm tiêu hóa chậm. Ví dụ như các sản phẩm từ sữa, trái cây tươi, quả hạch, các loại đậu…

Chuyển đổi carbs đơn giản thành carbs phức tạp

Cơ thể có thể tăng đường huyết đột biến nếu bạn ăn các loại carbohydrate tinh chế như ngũ cốc, đường, bánh mì trắng… Nguyên nhân là do các thực phẩm trên đều là những thực phẩm được tiêu hóa nhanh chóng. Bạn hãy thay thế bằng cách chọn những thực phẩm có carbohydrate phức tạp hơn. Ví dụ như ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, rau củ, trái cây…

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Một số loại vitamin và khoáng chất có thể giúp cơ thể kiểm soát phần nào đó hàm lượng đường trong máu. Đặc biệt nhất trong số đó là Magie và crom. Kết hợp hai loại này sẽ giúp cải thiện tình trạng kháng Insulin của bạn.

Tập thể dục thường xuyên

Nếu bạn tập thể dục thường xuyên có thể giữ được lượng đường trong máu ở mức ổn định, cho dù đó là bài tập cường độ trung bình hay cường độ cao.

Thư giãn

Lượng đường trong máu có thể bị tác động bởi sự căng thẳng. Để tránh căng thẳng tăng cao, một số môn như thiền định, Yoga… có thể có ích!

Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã hiểu hơn về tình trạng mệt mỏi khi đường huyết tăng cao, đồng thời biết cách xử lý phù hợp!